Blitz

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi thạc sĩ, bác sĩ Trần Đình Mạnh Long, khoa Nội tiết - Đái tháo đư xsmb cn

【xsmb cn】Viêm tuyến giáp sinh mủ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi thạc sĩ,êmtuyếngiápsinhmủxsmb cn bác sĩ Trần Đình Mạnh Long, khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM.

Viêm giáp sinh mủ còn có tên gọi khác là viêm tuyến giáp cấp tính (acute suppurative thyroiditis), viêm tuyến do nhiễm trùng cấp tính (acute pyogenic thyroiditis). Bệnh xảy ra khi tuyến giáp bị vi khuẩn, ký sinh trùng tấn công, phá hủy mô giáp lành, khiến áp xe tuyến giáp với nhiều dịch mủ. Đây là bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

Bệnh có xu hướng gia tăng do ngày càng có nhiều trường hợp suy giảm miễn dịch. Khoảng 92% bệnh nhân viêm giáp sinh mủ là trẻ em, chỉ 8% người trưởng thành mắc bệnh này.

Nguyên nhân

Có nhiều tác nhân gây ra bệnh viêm giáp sinh mủ. Phần lớn trường hợp là do vi khuẩn, một số có thể do nấm, ký sinh trùng.

Nhiều loại vi khuẩn gây bệnh viêm giáp sinh mủ đã được phát hiện. Trong đó, chiếm đa số là vi khuẩn Staphylococcus aureus, Streptococcus. Một số trường hợp ghi nhận do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis (đôi khi kết hợp với virus HIV), Treponema pallidum (gây bệnh giang mai), Salmonella, vi khuẩn kỵ khí như Bacteroides fragilis, Escherichia coli và Klebsiella.

Ở trẻ em, dị tật lỗ rò xoang lê từ xoang lê ở bên trái tuyến giáp tạo điều kiện cho các tác nhân như vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập vào tuyến giáp thông qua lỗ rò, tạo áp xe.

Một số yếu tố rủi ro khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh như sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch có thể khiến vi khuẩn xâm nhập cơ thể dễ dàng. Người bị suy giảm hệ miễn dịch do bệnh, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, hóa trị điều trị ung thư.

Bác sĩ Long nghe phổi cho người bệnh. Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh

Bác sĩ Long nghe phổi cho người bệnh. Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh

Triệu chứng

Triệu chứng viêm giáp sinh mủ thường gặp như sốt cao hoặc rét run, đau cổ, họng, nuốt khó, nuốt đau, nói khó. Người bệnh được thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh có kết quả tăng protein phản ứng C (CRP) hoặc procalcitonin, lượng bạch cầu trong máu tăng cao, tốc độ lắng máu tăng. Siêu âm, chụp CT cho thấy tuyến giáp xuất hiện ổ áp xe, xuất hiện vi khuẩn gây bệnh ở dịch tiết lấy từ áp xe tuyến giáp.

Biến chứng

Viêm giáp sinh mủ không được kiểm soát dễ dẫn đến biến chứng như áp xe, nhiễm trùng khu trú và khó điều trị bằng kháng sinh.

Một số biến chứng tiềm ẩn khác bao gồm nhiễm trùng hệ thống (nhiễm trùng lan tới cơ quan lân cận) dẫn đến nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, tử vong. Viêm tuyến giáp sinh mủ còn làm chảy máu và sưng tấy tuyến giáp, ảnh hưởng đến hô hấp. Người bệnh có nguy cơ rối loạn chức năng tuyến giáp, thường gặp nhất là suy giáp vĩnh viễn.

Điều trị

Điều trị viêm giáp sinh mủ cấp tính tập trung vào loại bỏ tình trạng nhiễm trùng, giảm các triệu chứng và điều trị nâng đỡ. Hiện có các phương pháp điều trị sau:

- Điều trị bằng kháng sinh bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

- Dẫn lưu áp xe qua da là kỹ thuật sử dụng một cây kim nhỏ chích qua da, dùng máy siêu âm dò đường đưa kim vào ổ áp xe tuyến giáp để hút hết dịch nhiễm trùng ra khỏi cơ thể.

- Phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp.

Bên cạnh điều trị nhiễm trùng, tùy vào tình trạng người bệnh, bác sĩ có thể kê đơn thuốc hạ sốt hoặc thuốc giảm đau. Trường hợp người bệnh không thể nuốt thức ăn như bình thường có thể phải sử dụng phương pháp nuôi ăn tĩnh mạch hỗ trợ cho đến khi người bệnh khôi phục khả năng nuốt.

Bác sĩ khuyến cáo mọi người nên đi khám sức khỏe hàng năm ít nhất một lần để phòng và phát hiện sớm bệnh viêm tuyến giáp sinh mủ. Người có các triệu chứng của bệnh đến bác sĩ khoa Nội tiết - Đái tháo đường khám để điều trị sớm tránh biến chứng nguy hiểm.

Thắng Vũ

Độc giả đặt câu hỏi bệnh nội tiết tại đây để bác sĩ giải đáp

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap